ALBERTO GIACOMETI CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

ALBERTO GIACOMETI CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Trên bề mặt đổng tiền 100 francs Thụy Sĩ in hình ảnh của những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hiện đại - chứng tỏ Thụy Sĩ rất quý trọng, tôn vinh giá trị của nghệ thuật, suy tôn, vinh danh những con người nghệ sĩ.

 
Có lẽ trên thế giới này, Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất đã dùng hình ảnh của những tác phẩm nghệ thuật làm biểu tượng để in lên đổng tiền chính của quốc gia mình. Chính đổng tiền đó đã được đánh giá là một trong 10 đồng tiền giấy đẹp nhất thế giới hiện nay. Một ẩn dụ hào ước, sâu sắc cho số phận của các nghệ sĩ và thân phận kiếp người với đồng tiền trong cuộc sống.

Trên bề mặt đổng tiền 100 francs Thụy Sĩ in hình ảnh của những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hiện đại - chứng tỏ Thụy Sĩ rất quý trọng, tôn vinh giá trị của nghệ thuật, suy tôn, vinh danh những con người nghệ sĩ. Có lẽ trên thế giới này, Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất đã dùng hình ảnh của những tác phẩm nghệ thuật làm biểu tượng để in lên đổng tiền chính của quốc gia mình. Chính đổng tiền đó đã được đánh giá là một trong 10 đồng tiền giấy đẹp nhất thế giới hiện nay. Một ẩn dụ hào ước, sâu sắc cho số phận của các nghệ sĩ và thân phận kiếp người với đồng tiền trong cuộc sống.

Hình ảnh của những tác phẩm điêu khắc đó là của thiên tài Alberto Giacometti, ông được coi là một trong những nhà điêu khắc - họa sĩ lừng danh nhất thế kỷ 20.

Image title

Alberto Giacometti sinh ngày 10 tháng 10 năm 1901 tại thành phố stampa vùng Borgonovo, miền đất của Thụy Sĩ nói tiếng Ý.

Cha của ông - Giovani Giacometti là một họa sĩ Hậu Ấn tượng nổi tiếng. Alberto là người con cả trong gia đình có 4 người con. ông đã được hấp thụ tinh thần nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ tuổi.

Năm 1922, ông chuyển đến Paris để theo học tại Ecola Delà Grande Chaumière (Học viện Mỹ thuật Paris, được thành lập năm 1902 bởi nữ họa sĩ người Thụy Sĩ có tên là Martha Jane Settler (1870 - 1946). Ông được hướng dẫn bởi nhà điêu khắc Antoinie Bourdelle (một cộng sự của thiên tài Auguste Rodin).

Năm 1927, ông có triển lãm đầu tiên tại Zurich. Năm 1928, ông trưng bày tác phẩm tại Jean Bucher gallery. Tại đây ông đã có dịp tiếp xúc với nhóm Paris-Avant-Garde. Đặc biệt là ông đã gặp André Masson (1896-1987) một họa sĩ rất nổi danh trong các nhóm Lập thể, Biểu hiện, Siêu thực, Trừu tượng. Những tác phẩm của Masson đã có ảnh hưởng đáng kể đến hội họa Trừu tượng Mỹ, người có ảnh hưởng trực tiếp nhất là họa sĩ Jackson Pollock.

Trong thời kỳ này, Alberto Giacometti đã thể nghiệm các xu hướng Lập thể, Biểu hiện, Siêu thực và Chủ nghĩa Hình thức, ông được đánh giá là một trong những thủ hình tiên phong của phong trào Siêu thực.

Ông có những quan hệ với Joan Miró, MaxErnst, Pablo Picasso và Balthus.

Cuối những năm 1930 sự nghiệp của ông có nhiều lần bị gián đoạn. Đầu tiên là một tai nạn xe hơi đã nghiến lên bàn chân của ông. Rồi sau đó là Đại chiến II bùng nổ. Trong thời kỳ này ông đã có thêm những tình bạn mới thân thiết với các triết gia Pháp Jean Paul Sartre và Simone De Bourvoir. Năm 1941 ông chuyển đến Thụy Sĩ và sống ở Geneve. Tại đây ông đã gặp Annetti Arm - người mà sau này ông đã kết hôn.

Từ giữa những năm 1936 đến năm 1942 ông tập trung điêu khắc trên những đầu người hay được gọi là tượng chân dung. Điểm trọng tâm nổi bật là toàn bộ các bức tượng chân dung của ông đều có cái nhìn chằm chằm về phía trước, đó cũng là đặc điểm cái nhìn của người ngồi mẫu. Ở đây ông đã tạo cường độ mạnh hơn cho cái nhìn đó và biểu hiện một cái nhìn như muốn tìm kiếm một điều gì đó hối thúc hơn, cấp thiết hơn.

ông thường ưa thích các người mẫu đã thân quen với ông như người em trai của ông là Diego Giacometti và nữ họa sĩ người Anh Isabel Rausthome.

Tiếp theo thời kỳ này là giai đoạn ông có cách nhìn độc đáo, sâu sắc và mãnh liệt hơn trong việc xử lý tác phẩm. Toàn thể thân người, tay chân của Isabel đều bị làm cho kéo dài hết mức có thể.

Bị ám ảnh bởi việc ông đã sáng tạo ra những tác phẩm điêu khắc chính xác theo như ông đã dự kiến thông qua một cách nhìn độc đáo về thực tế. Ồng thường cắt gọt các tác phẩm của ông cho đến khi bức tượng trở nên nhỏ bé: như một bao thuốc lá nhưng gầy đét mỏng dính đến mức chính bản thân ông cũng phải ngạc nhiên về nó. Một người bạn trẻ của ông đã tùng nói rằng: Nếu Giacometti tạc tượng anh ta “ông sẽ làm cho cái đầu của anh ta mỏng dính như lưỡi dao”. Bản thân Giacometti hài hước nói rằng: “Tôi không thể hiểu được nó, tất cả những bức tượng của tôi chỉ giới hạn ở 1cm chiều cao, một sự chạm nhẹ vào nó, và bất ngờ, nó biến mất.”

Sau cuộc hôn nhân của ông với Annetti, phác thảo những bức tượng nhỏ xíu của ông được làm lại với những kích thước lớn hơn. Nhưng ông càng làm cao lên bao nhiêu thì như một thói quen của cảm xúc, những bức tượng lại càng trở nên mỏng dẹt, gày teo tóp, liêu điêu. Giacometti nói rằng: - Đó là kết quả cuối cùng miêu tả cảm xúc của ông khi ông ngắm nhìn người phụ nữ.

Quả thật là độc đáo, khác thường. Toàn bộ các hình thể của cơ thể người che đến khuôn mặt đểu bị ông vuốt kéo dài, các chi tiết mắt, mũi, mồm, tai và các khối trên mặt đều làm thô kệch, méo mó, dị dạng lồi lõm bất thường. Đôi mắt mở to nhìn chằm chằm về phía trước trong trạng thái ngơ ngác, hoang mang, hoài nghi. Bề mặt của tác phẩm luôn gồ ghề, xù xì như sinh vật thời tiền sử, hay giống một thân cây có nhiều mấu, già, quắt bị cháy xám, hoặc giống những khối kim loại được hàn chắp vá một cách ngẫu nhiên đã tạo cho tác phẩm có một sự độc đáo
phi thường, khiến ta liên tưởng đến những con người ở cõi âm, tật nguyền và đau khổ.

Khi đứng trước những tác phẩm của Giacometti, tâm trạng chúng ta bị xao xuyến, bị ám ảnh, hình như không gian, thời gian và tất cả mọi vật quanh nó như bị nhấn chìm trong sự im lặng!? Có lẽ Giacometti muốn lột tả phần cốt lõi sâu thẳm nhất, huyền bí nhất của con người, phải chăng đó là linh hổn?

Điển hình là các bức tượng Chân dung phụ nữ 1946, Ba người đi bộ 1948, Người đàn bà ỏ Venise 11950, Con chó 1951, Ngã tư đường phố và một loạt các bức chân dung của hai người em trai của ông là Diego Giacometti và Bruno Giacometti, sau đó là của Isabel và Annetti. Chúng đều biểu hiện những xung động mạnh mẽ, sâu sắc, độc đáo trong quan niệm về điêu khắc của Giacometti.

Con người luôn có ước vọng đạt được những điều huyền diệu cuối cùng. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng hoài vọng tưởng tượng. Những hình thể và các khuôn mặt trong các tác phẩm của Giacometti biểu hiện cho sự khao khát nhưng bất lực, lẻ loi cô đơn của kiếp nhân sinh phù du, không bao giờ định đoạt được tương lai và số phận. Những hình bóng lang thang, hoang mang, vô định, không biết đi đâu, về đâu, không chốn nương thân, toàn bộ như ẩn hiện trong bóng đêm dằng dặc, vô tận, và chúng ta, con người, hoàn toàn bất lực, vô nghĩa trước sự trống rỗng của không gian, thời gian.

Những hình tượng con người bị cô lập của ông như có sự ám ảnh của bi kịch hiện sinh, bi kịch sinh tổn. Đó là thành quả của quá trình dài lâu làm đi làm lại nhiều lần của Giacometti.

Nhà thơ, nhà phê bình danh tiếng người Anh - Eduard Herbert Read (1893-1968) người đã từng có những phát biểu gây chấn động: “Là một nhà thơ, tôi luôn tin rằng, nhà thơ nhất thiết phải là vô chính phủ". Ông đã nhận định về nghệ thuật của Giacometti rằng: “Những tác phẩm ở giai đoạn Siêu thực của Giacometti đã thể hiện tính toàn vẹn giữa mục đích và hiệu quả của điêu khắc Siêu thực. Đó là kiến tạo trong không gian những cơ cấu chính xác không ích dụng gì cả. Nhưng lại làm ta bối rối sâu xa”.

Hội họa của ông cũng trải qua những chuỗi cảm xúc tương tự. Những hình dáng bị cô lập xuất hiện, chúng bị làm cho suy yếu dần đi. Những khuôn mặt trong tâm trạng đầy u uẩn, ưu tư, những mảng mầu đậm, nhạt bất thường vô định, sắc màu của tranh khá giản dị, mộc mạc, thường là các gam màu trung tính, cường độ của mà không quá rực hay quá trầm.

Đường nét vẽ khi hối hả, khi phất phơ, vu vơ bảng lảng liên tục chổng chất lên nhau rất linh động. Bố cục thường đơn lẻ một nhân vật ở tư thế ngồi trong sắc thái mờ, ảm đạm. Không xác định rõ được vị trí của không gian, thời gian. Đặc biệt khoảng trống của tranh chiếm ưu thế, nhân vật bị lọt thỏm, chơi với trên nền tranh, một sự bất cân xứng về tỉ lệ. ông thường để sót lại màu nguyên thủy của nền vẽ, nên bức tranh như còn dang dở chưa hoàn thiện. Với tất cả những cách xử lý trên, hội họa của ông cũng tạo được phong cách rất riêng biệt, gây được ấn tượng mạnh, tạo hiệu ứng ảo giác cho tác phẩm thể hiện được cảm xúc của tác giả về hiện thực cuộc sống.

Bức Chân dung Jean Genet là một ví dụ điển hình trong phong cách hội họa của Giacometti, ông đã lột tả được tính chất bi đát của nhân vật mẫu (Jean Genet đã từng bị ngồi tù, có tiền án, sau trở thành nhà văn nổi tiếng. Hình ảnh người mẫu ngồi trạng thái lo âu, băn khoăn, đôi mắt nhạt nhòa nhìn vào khoảng trống hư vô như muốn đặt câu hỏi: “Ta sẽ ra sao trong thế giới này?”

Châu Âu trải qua 2 cuộc đại chiến khốc liệt. Đời sống con người bị tàn phá, bị dồn nén, bị cô lập. Mọi giá trị của cuộc sống bị đảo lộn. Sự ra đời cả học thuyết Freud và Chủ nghĩa hiện sinh như những giá trị bừng tỉnh nhân loại. Thực tế đời sống này là luôn cô đơn, chua chát, bất hạnh, bi đát, thất vọng, chán đời, đau khổ và tội lỗi - Đó là những phi lý.Image title

Từ đây, người nghệ sĩ có thể đặt câu hỏi: “Nếu cuộc đời này là phi lý, phải chăng? nghệ thuật cũng cẩn phải phi lý...”.

Con người hiện sinh luôn ý thức rằng mỗi cá nhân là một kỳ diệu của tạo hóa, của thượng đế. Mỗi con người là một cái gì đó độc đáo. Bởi vậy, độc đáo là một trong những đề tài lớn của triết học hiện sinh. Triết gia Frederic Nietzche (1844-1900) đã nói rằng, con người phải hướng đến siêu nhân, đó là người vượt lên trên tất cả để đạt tự do của tinh thần, không chấp nhận sống trong cảnh nô lệ của tinh thần, ông viết trong tác phẩm của ông: “Hãy luôn luôn trở nên chính bạn, hãy là chủ ống, là nhà điêu khắc để tạc nên chính bạn".

Con người siêu nhân được ví như người anh hùng, như người quân tử. Đã là siêu nhân, không thể không có niềm đam mê trong tinh thần lãng mạn, tinh thần hùng tráng và cuộc đời có thể là bi tráng... Ông đã viết rằng: con người siêu nhân có bốn phẩm hạnh hệ trọng: “can đảm - nhìn sâu - thiện tâm và cô đơn”.

Rất có thể, những triết lý của triết học hiện sinh đã ảnh hưởng không nhỏ và ngấm sâu vào nghệ thuật của Giacometti. ông đã phá bỏ hoàn toàn các quy tắc truyền thống, kinh viện. Ồng “quên hẳn” các khái niệm, các nguyên lý căn bản của khoa giải phẫu học và luật viễn thị xa gần kinh viện. Các hình thể của ông được kiến tạo theo một trình tự khác, một chuẩn mực khác. Đó là tư tưởng cách tân nghệ thuật thoát khỏi định kiến, thoát khỏi thói quen của tâm lý cũ, của cách nhìn cũ. Chính những sự kiện này đã giải thoát ông khỏi những ràng buộc lệ thuộc vào những quan niệm truyền thống, tạo cho ông phát triển một phong cách cá nhân, dị biệt, độc đáo, sâu sắc, độc nhất vô nhị.

Tác phẩm Con mèo (1954) đặt tại Bảo tàng Metropolitan là một điển hình chủ chốt trong phong trào Siêu thực. Bởi vậy các tác phẩm của ông đôi khi chống lại sự phân loại của giới phê bình nghệ thuật. Một số được mô tả như là chủ nghĩa Hình thức. Nhưng những tranh luận khác lại cho rằng đó là theo chủ nghĩa Hiện sinh. Hay như Gilles Deleuze (1925- 1995) triết gia người Pháp có ảnh hưởng lớn đến phê bình nghệ thuật, gọi những tác phẩm điêu khắc của Giacometti là: “Những hình khối có cảm xúc mạnh.”

Ngay sau khi rút lui khỏi nhóm Siêu thực trong ý định sáng tạo điêu khắc của ông. Khi tác phẩm ở vào giai đoạn gần kết thúc, ông thường phỏng theo những cảm xúc của mình cho chủ đề tác phẩm. Nó là một xúc cảm gần như bột phát, xuất thần vào thời điểm đó. Ông luôn trung thành với cách làm như vậy. Ông thường nói rằng: “điêu khắc không phải là hình thức con người thật. Hình bóng mới là sắc thái quan trọng”. Những hình thể mà ông tạo ra giống như cách mà người đó nhìn vào cái bóng của chính bản thân anh ta. Điều quan trọng nhất của nghệ thuật, ông nói: “là biểu hiện được sự sâu sắc ẩn chứa đằng sau sự vật", hay là: “Đôi khi nó rất hấp dẫn để được hài lòng với những gì dễ dàng... Nếu mọi người nói với bạn là rất tốt. Dù vậy, điều cần thiết để làm việc, là không thể có bất kỳ một định kiến nào, dù ta có thể chưa biết trước được bức tranh sẽ tiến triển ra sao. Điều cực kỳ quan trọng là phải tránh tất cả những định kiến, để cố gắng tìm ra lối thoát nhằm thể hiện được cảm xúc của ta."

William Barrett (1913-1992), học giả danh tiếng, giáo sư triết học người Mỹ trong tác phẩm Irrational Man (Con người phi lý -Một nghiên cứu về triết h ọc hiện sinh 1962) đã lập luận rằng: “Các hình thể giảm động lực học của các nhân vật của Giacometti đã phản ánh quan điểm của Chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa hiện đại thế kỷ 20 mà cuộc sống hiện đại ngày nay ngày càng trở nên trống rỗng và không có ý nghĩa. Tất cả các tác phẩm của ngày hôm nay giống như những con người của quá khứ, sẽ kết thúc một ngày nào đó trong sự chắp vá và chia rẽ... vì vậy điều quan trọng để cấu thành nên một công việc hoàn thiện ở ngay trong những vật nhỏ bé nhất, ở nơi sâu kín nhất của nó, hãy thận trọng và có bổn phận với từng hạt vật chất của cuộc sống.”

Jean Paul Sartre (1905-1980), nhà văn, triết gia đại diện tiêu biểu cho trào lưu triết học hiện sinh vô thần của Pháp, được giải thưởng Nobel văn học năm 1964 nhưng ông đã không nhận, ông nhận định rằng:

“Cuộc đời và những tác phẩm của Giacometti là một thực tế hiện sinh."

Năm 1961 Giacometti nhận giải thưởng Carnegie về điêu khắc ở Pittsburgh (Andrew Carnegie (1835-1919), nhà công nghiệp người Mỹ gốc Scotland - nhà từ thiện lớn.

Ông đã để lại hầu hết tài sản của mình để mở mang giáo dục, xây dựng các trường đại học, nghiên cứu khoa học và nền hòa bình thế giới).

Năm 1962 Giacometti được trao giải thưởng lớn cho các tác phẩm điêu khắc tại Vience Biende. Nó mang lại cho ông danh tiếng trên toàn thế giới.

Năm 1964 ông nhận giải thưởng quốc tế Guggenhein cao nhất về hội họa (Solomon Robert Guggenhein (1821-1949). Doanh nhân người Mỹ, nhà SƯU tập nghệ thuật lớn, nhà từ thiện lớn. Năm 1937 ông dành một phần tài sản lớn để thành lập quỹ: Soloman Guggehein-Foundation).

Năm 1965 Giacometti nhận giải thưởng của thành phố Paris.

Mặc dù khi ông đã đạt được những thành tựu lớn, nhưng ông vẫn thường xuyên kiến tạo lại hình thể cho các tác phẩm của ông. Đôi khi ông phá hủy chúng hoàn toàn hoặc ông giữ lại ở nguyên vị trí cũ để có dịp khác lại tiếp tục làm lại. Một số bản tranh in quan trọng nhất của ông trong các phiên bản
được ông in lại khoảng 30 bức và được đánh giá là rất quý hiếm.

Trong những năm cuối đời, những tác phẩm của Giacometti được trình diễn trong một số triển lãm rộng khắp châu Âu. Mặc dù sức khỏe của ông đã bị suy yếu dần, nhưng vì đang trên đà sóng danh tiếng lẫy lừng, ông vẫn du hành qua Hoa Kỳ năm 1965 cho một cuộc trình diễn những tác phẩm của ông tại Museum of Modern Art, New York. Trong thời kỳ này, như một công việc cuối cùng của cuộc đời, ông đã chuẩn bị các tài liệu, văn bản cho cuốn sách: “Paris Sans Fin” (mãi mãi Paris). Một sự nối tiếp của 150 phiên bản in thạch cao có chứa đựng những kỷ niệm của tất cả những nơi mà ông đã từng sống và trải nghiệm.

Giacometti qua đời ngày 11 tháng 1 năm 1966 vì bệnh tim (viêm màng ngoài tim và viêm phế quản mãn tính) ở Kontosspital thuộc vùng Chur - Thụy Sĩ. Di hài của ông đã được đưa về nơi đã sinh ra ông là Borgonovo, nơi đây, ông đã được yên nghỉ gần với cha mẹ ông.

Vào tháng 5 năm 2007, người chấp hành viên di chúc của bà quả phụ của Giacometti, là ngoại trưởng Pháp Roland Dumas đã bị kết tội bán đấu giá trái phép những tác phẩm của Giacometti cho một người bán đấu giá hàng đầu là Jacques Tajan. Cả hai người này Dumas và Tajan đã được lệnh phải trả 850.000 euro cho Quỹ “Alberto và Annetti Giacometti”.

Tác phẩm Grande femme Debort I (phu nhân Debort I) đã được bán với giá 14,3 triệu USD vào tháng 11 năm 2000.

Một tác phẩm khác bằng đồng của Giacometti đã được Gagosion Art gallery mua tới giá 27,4 triệu USD trong cuộc bán đấu giá của hãng Christie’s ngày 6 tháng 5 năm 2008 tại NewYork.

Gần đây nhất vào ngày 3 tháng 2 năm 2010, tác phẩm Walking Man (người đang đi) chất liệu đồng, cao trên 2m đã được hãng Sotheby’s bán tại London vối giá kỷ lục nhất 104,3 triệu usd, phá vỡ kỷ lục so với bức Boy with a pipe của danh họa Picasso được Sotheby’s bán tại NewYork ngày 6 tháng 5 năm 2004 với giá 104 triệu Mỹ kim.