TRANH BIẾM HỌA TRÊN BÁO CHÍ SÀI GÒN TRƯỚC 1975
Cuốn sách biên khảo "Biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước 1975" được hoàn thành cũng với mục đích này.
Bìa báo giai phẩm Tự Do xuân Canh Tý năm 1960 từng khiến tờ báo bị chính quyền đương thời của Ngô Đình Diệm thu hồi. Lúc ấy tòa báo khai với cảnh sát người vẽ là Phạm Tăng (đang ở Italy), song các tài liệu nghiên cứu về sau đều khẳng định tác giả của bức họa này là Nguyễn Gia Trí. Có lẽ tòa soạn khai như trên để giữ an toàn cho tác giả.
Một kỳ truyện biếm họa về nhân vật Tám Sẹc-ne của họa sĩ Cát Hữu trên báo Dân Chúng số xuân Kỷ Hợi. Tám Sẹc-ne cùng các nhân vật như bé Ngôn, bé Luận từng được kỳ vọng trở thành nhân vật thân thương của trẻ em lẫn người lớn Việt. Song tất cả đều mai một dần...
Một số chân dung văn nghệ sĩ vẽ theo lối "tướng tinh họa" của họa sĩ Hoàng Lập Ngôn. Tranh ông vẽ "không nhiều, không trau chuốt". Linh mục Nguyễn Hữu Triết nhận xét ông bị "giằng co giữa nghệ thuật và cuộc sống phóng khoáng, tự do, tự tại, không ưa những gì là gò bó trong cuộc sống".
.
Tranh giới thiệu họa sĩ Lê Văn Hiếu trên tạp chí Mỹ thuật cười năm 1998 (trái) và một số tác phẩm biếm họa của ông (phải). Ngoài các tác phẩm biếm họa trên một số tờ báo, ông còn vẽ truyện tranh cho thiếu nhi, trong đó nổi tiếng nhất là loạt truyện về nhân vật bé Ngôn bé Luận. Nhiều họa sĩ có tiếng tăm như ViVi, Nguyễn Trọng Khôi cho biết rất ái mộ tranh của ông và coi ông là bậc thầy truyện tranh.
Một vài tác phẩm trong bộ tranh chân dung văn nghệ sĩ đồ sộ của Tạ Tỵ - người từng được vẽ trong bộ chân dung văn nghệ sĩ của họa sĩ Lập Ngôn. Ông được xem là người đã đẩy nghệ thuật vẽ chân dung nhân vật lên bước cao hơn, đậm đà cá tính và cảm xúc, giải quyết được hai yếu tố "tinh" và "tướng".
Họa sĩ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí. Tác giả Phạm Công Luận nhận xét ông "bẩm sinh tài năng và đầy nghị lực vươn lên", thành công của ông có yếu tố "thời thế tạo anh hùng". Tranh của ông dùng ngôn ngữ biếm đề cập đến nhiều vấn đề thời sự trong bối cảnh chiến tranh leo thang. Những tờ báo có tranh ông từng bị tịch thu. Phần màu góc phải trên trong ảnh trái là tuyển tập tranh Chóe được xuất bản tại Mỹ năm 1973.
MÂY (theo ZNews)
Thông qua những giai thoại, những bức tranh biếm họa hóm hỉnh, độc giả có thể hiểu rõ hơn về báo chí ngày trước.