VẺ ĐẸP CỦA 'TÒA NHÀ TRĂM MÁI' ĐỘC ĐÁO Ở HÀ NỘI QUA NÉT KÝ HỌA CỦA CÁC KIẾN TRÚC SƯ

VẺ ĐẸP CỦA 'TÒA NHÀ TRĂM MÁI' ĐỘC ĐÁO Ở HÀ NỘI QUA NÉT KÝ HỌA CỦA CÁC KIẾN TRÚC SƯ

Giữa loạt kiến trúc Pháp thuộc địa ở Hà Nội, trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam (1 Tôn Thất Đàm, Q.Ba Đình) luôn có một vị trí đặc biệt bởi hệ mái độc đáo của mình.

 

Ban đầu, đây là tòa Sở Tài chính Đông Dương, do KTS nổi tiếng người Pháp thời bấy giờ là Ernest Hébrard thiết kế, hoàn thành năm 1928. Sau năm 1945, công trình trở thành trụ sở Bộ Ngoại giao cho đến nay.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ký họa của KTS Trần Xuân Hồng.

 

 

Công trình có khối chính 4 tầng nhìn ra quảng trường, khối sau 3 tầng nhìn ra công viên. Mặt bằng hình chữ H, đối xứng qua trục chính như các tòa nhà hành chính Pháp thời đó. Tuy nhiên, giải pháp cũng như chi tiết kiến trúc đã được xử lý tinh tế để phù hợp với kiến trúc và khí hậu bản địa (*).

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo.


Không chỉ mang hơi hướm kiến trúc cung đình nhà Nguyễn là "trùng thiềm" (mái chồng mái), trên nóc nhà, ống khói, cửa sổ, tiền sảnh cũng có mái…, tổng cộng có khoảng 100 mái, nên công trình còn được gọi là "tòa nhà trăm mái". Mái vươn dài giúp giảm bức xạ mặt trời trực tiếp, tránh mưa hắt.

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng.


Thiết kế kiến trúc phù hợp với khí hậu nhiệt đới với tường dày đến 80 cm nên cách nhiệt tốt, hệ thống lam gió cùng cửa lá sách làm tăng đối lưu không khí.

 

Ký họa của NTK Lê Quang Khánh.

 

Là di sản kiến trúc đô thị của Hà Nội, năm 2016, công trình được công nhận là di tích cấp quốc gia.

 

Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt.

 

Tranh của KTS Phùng Thế Huy.

 

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy.

 

Ký họa của KTS Linh Hoàng.

 

Ký họa của KTS Linh Hoàng.

 

(*): Đây chính là phong cách kiến trúc Đông Dương (pha trộn kiến trúc phương Tây và kiến trúc truyền thống Đông Dương, Trung Quốc) do KTS Ernest Hébrard đề ra, đã ảnh hưởng rất lớn đến các công trình kiến trúc Việt Nam thời Pháp thuộc.

 


MÂY (Theo Thanhnien.vn)